Culture Notes
1/ HIGH SCHOOL IN VIETNAM
- School subjects
Students studying in high school generally have to study about 12 subjects at the same time. They are:- Toán học / Toán: Math
- Vật Lý / Lý: Physics
- Hóa học / Hóa: Chemistry
- Sinh học / Sinh: Biology
- Văn học / Văn: Literature
- Lịch sử / Sử: History
- Địa lý / Địa: Geography
- Giáo dục công dân / Công dân: Civic education / Moral education
- Tin học: Computer science
- Ngoại ngữ: Foreign languages
- Thể dục / Giáo dục thể chất: Physical Education
- Công nghệ: Household management
(Although the literal translation is Technology, students actually learn about household skills)
These subjects are often categorized into scientific fields, depending on students orientations. The major fields are:
- Khoa học tự nhiên / Môn tự nhiên: Natural science subjects
(Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin) - Khoa học xã hội / Môn xã hội: Social science subjects
(Văn, Sử, Địa, Công dân, Ngoại ngữ)
- Class organization
In Exercise 5, you will learn more about how classes are organized in Vietnamese high schools.
But first, there are some expressions you should know:- Cấp 3: High school
- Trường công: Public schools
- Trường tư: Private schools
- Khối: Grade – Refer to all students studying in the same year (Khối 10, Khối 11, Khối 12)
- Lớp: Class – Refer to a group of students studying together
- Giáo viên chủ nhiệm: Homeroom teacher – Refer to a teacher that takes care of students in one CLASS
- Lớp trưởng: Class monitor – Refer to the student representative of ONE CLASS, and is different from the concept of Class president in America
- Cán sự: Other class leaders
- Định hướng học tập: Study orientation
BÀI TẬP 5:
Đọc bài và chọn câu đúng:
Ở Việt Nam, học sinh đi học cấp 3 ở trường công nhiều hơn ở trường tư.
Trường cấp 3 ở Việt Nam thường rất lớn và có nhiều học sinh. Học sinh được chia thành 3 khối là Khối 10, Khối 11 và Khối 12.
Trong mỗi khối có các lớp. Mỗi lớp có từ 30 – 40 học sinh. Ở nhiều trường, mỗi lớp có thể có 50 học sinh.
Mỗi lớp sẽ có một giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm sẽ quan tâm đến tất cả học sinh của lớp. Nhiều người nói giáo viên chủ nhiệm giống như một người cha hay mẹ nữa của học sinh.
Trong lớp cũng sẽ có lớp trưởng và các cán sự, giúp giáo viên chủ nhiệm theo dõi lớp tốt hơn.
Ở nhiều trường, học sinh được chia theo các lớp theo định hướng học tập của các em. Ví dụ, có lớp khoa học tự nhiên và lớp khoa học xã hội.
Học sinh trong lớp thường học 3 năm cấp 3 với nhau, cho đến khi các em đã tốt nghiệp.
ĐÚNG HAY SAI?
2/ STUDYING AT VIETNAMESE UNIVERSITIES
Here are some important expressions you may need to understand:
- Mô hình: Model
- Đại học công: Public universities
- Ngành phụ: Minor
- Vất vả: Requiring hard work
- Đại cương: Foundation/Basics
- Triết học: Philosophy
- Pháp luật: Laws
- Giáo dục quốc phòng: Military education
- Khóa luận: Thesis
BÀI TẬP 6:
Đọc bài và chọn câu đúng:
Mô hình đại học công ở Việt Nam không giống như đại học ở Mỹ.
Khi vào trường, sinh viên sẽ phải chọn chuyên ngành luôn từ năm 1. Có rất ít sinh viên thay đổi chuyên ngành khi học ở trường.
Sinh viên có thể có một ngành phụ bên cạnh chuyên ngành chính, nhưng học ngành phụ thường rất vất vả nên không nhiều sinh viên học.
Khi học năm đầu tiên, sinh viên thường học các môn đại cương, trong đó có các môn như Triết học, Tin học, Pháp luật, hay Giáo dục quốc phòng.
Đến năm cuối, để tốt nghiệp, sinh viên có hai lựa chọn. Các bạn có thể học thêm một số môn và thi, hoặc làm khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận là một bài nghiên cứu về một chủ đề trong ngành mà sinh viên học.
ĐÚNG HAY SAI?