Chapter 5: For a Better Education

5.2. Reading: Để trẻ vùng cao được tới trường

Tung Hoang

A. Khởi động

Khai giảng là một sự kiện trọng của ngành giáo dục hàng năm. Hai video dưới đây nói về lễ khai giảng ở hai khu vực.

Bạn hãy xem hai video và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Theo bạn, đâu là hình ảnh trường học ở thành phố? Đâu là hình ảnh trường học ở vùng sâu vùng xa?
  2. Bạn thấy có sự khác biệt gì trong hai video?
  3. Bạn có suy nghĩ gì khi thấy những hình ảnh trong hai video?
  4. Theo bạn, chúng ta cần làm gì để học sinh có điều kiện học tập tốt hơn?

 

 

BÀI ĐỌC:
Để trẻ vùng cao tiếp tục được đến trường

Việc đưa trẻ tới trường ở vùng cao chưa bao giờ là dễ dàng. Những khó khăn về kinh tế là rào cản lớn cho các gia đình ở vùng sâu vùng xa có thể cho con em mình tới trường. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã không ngừng nỗ lực hỗ trợ để đảm bảo cho các em có thể tìm đến con chữ.

 

a. Những chương trình ý nghĩa

Từ năm 2016, Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng đã khởi xướng và thực hiện chương trình “Nâng bước em tới trường”. Với tinh thần “Trao con chữ, truyền hy vọng”, chương trình này nhằm hỗ trợ học sinh nghèo, trẻ em đang đối mặt với khó khăn, và những trẻ mồ côi ở những vùng sâu, vùng xa. Trên con đường “chinh phục” con chữ, chương trình mang đến cơ hội cho các em được đến trường học tập.

Tại mỗi địa phương, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã linh hoạt, sáng tạo nhiều cách làm hiệu quả mà gần gũi để giúp đỡ các em học sinh cùng gia đình. Thấu hiểu những nỗi lo về cái ăn, cái mặc của các em, các anh bộ đội tại Sơn La đã có chương trình “Bữa sáng cho em”, tại Quảng Trị là mô hình “Bánh mỳ bộ đội”, hay tại Gia Lai có “Bếp ăn tình thương”.

Tại nhiều tỉnh thành khác, mô hình “Con nuôi đồn Biên phòng” đã được tổ chức, với mục tiêu hướng tới các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có nơi nương tựa. Các chiến sĩ đã nhận nuôi gần 400 em nhỏ, trong đó có nhiều con liệt sĩ và trẻ mồ côi. Các em được tạo điều kiện để có nơi ăn ở, góc học tập riêng tại đồn hoặc tại nhà, cung cấp quần áo và đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập phục vụ nhu cầu hàng ngày. Nhiều cán bộ đóng vai trò như “người cha Biên phòng”, chịu trách nhiệm đưa đón, chỉ dạy cho các em, bất chấp đường sá đi lại khó khăn, xa xôi .

Cho đến thời điểm hiện tại, các chương trình đã mở rộng đến 44 tỉnh thành biên giới. Để đạt được điều này, không thể không nhắc đến sự hỗ trợ từ nhiều cá nhân và tổ chức. Ngoài Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, chương trình đã nhận được sự đóng góp từ chính quyền địa phương, các trường học ở khu vực biên giới, quân đội, doanh nghiệp, Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, Hội phụ nữ và nhiều nhà hảo tâm khác. Điều này thực sự phản ánh tinh thần “Lá lành đùm lá rách” của cộng đồng Việt Nam.

b. Quả ngọt đáng tự hào

Hàng ngày, sau khi giờ học tan, hai em nhỏ dân tộc Mông là Vàng A Dè và Vàng A Hùng, cùng với những người bố nuôi ở Đồn Biên phòng Xuân Trường – tỉnh Cao Bằng, lại chăm sóc vườn rau trong đơn vị. Các em đã ở cùng các chú bộ đội trong ba năm qua. Bố của Vàng A Dè, trong lời chia sẻ xúc động, nói: “Con rất thiếu thốn tình cảm, mẹ mất khi con chưa tròn một tuổi. Gia đình con quá khó khăn, tôi đưa con về làm con nuôi của Bộ đội Biên phòng Xuân Trường với hy vọng con được học chữ, những điều tốt lành, và lớn lên sẽ trở thành người có ích cho xã hội.” Đến nay, từ một cậu bé gầy gò không biết nói tiếng Việt, Vàng A Dè đã trở thành một học trò chăm chỉ, phổng phao, chuẩn bị sẵn sàng bước vào lớp 5.

Ở làng Mook Trêl, thuộc tỉnh Gia Lai, các chiến sĩ tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nhận được sự thăm hỏi của hai vị khách đặc biệt – hai chị em Siu H’Diễm và Siu H’Dịp, người dân tộc Jrai. Gia đình của họ khó khăn, và hai chị em đã nhận được sự hỗ trợ từ các chú Bộ đội Biên phòng trong Chương trình “Nâng bước em tới trường.” Siu H’Diễm tự hào chia sẻ với các chú bộ đội về việc nhận được tấm bằng Cử nhân Luật từ Đại học Huế với loại Khá. Hiu H’Diễm bày tỏ lòng biết ơn đối với sự giúp đỡ từ các chú bộ đội, và hứa sẽ áp dụng kiến thức mình đã học tại đại học để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, giúp họ có cuộc sống tốt hơn.

Tại Đồn Biên phòng La Púch, các cán bộ và chiến sĩ đã thành công trong việc động viên gia đình của cháu Siu Niên để tiếp tục gửi cháu đến trường. Siu Niên, sinh năm 2013, đến từ một gia đình gồm 5 anh chị em và đang phải đối mặt với cuộc sống khó khăn. Cháu mới chỉ học được đến lớp 1 khi đã phải tạm dừng việc đi học. Các chiến sĩ bộ đội đã kêu gọi sự ủng hộ từ các nhà hảo tâm để cung cấp quần áo, sách vở cho cháu, đồng thời hỗ trợ mỗi tháng 500 nghìn đồng để giúp cháu duy trì ước mơ của mình trong việc tiếp tục học hành.

Tạm kết

Nhờ tình yêu thương và trách nhiệm của những “người cha” đặc biệt nơi biên giới, nhiều học sinh đã có điều kiện theo đuổi ước mơ con chữ của mình. Con đường đến trường của các em sẽ tiếp tục được vun đắp bằng tình cảm, tinh thần trách nhiệm của những người lính Biên phòng.

 

 

 

B. Bài tập

Bài tập 1: Trả lời câu hỏi

 

Bài tập 2: Trắc nghiệm

 

Bài tập 3: Nối thông tin

 

C. Tổng kết

Làm bài tập sau để hiểu thêm về nội dung bài đọc:

 

License

Share This Book