Chapter 2: The Rising Economy

2.2. Reading: Kinh tế Việt Nam sau Covid

Tung Hoang

A. Khởi động

Hãy xem những hình ảnh sau. Đây là vấn đề gì? Vấn đề này có thể ảnh hưởng thế nào tới hoạt động kinh tế?

Tranh 1:

Blackout in the city

Tranh 2:  

Soldiers on the battlefield

Tranh 3:

A medical worker during Covid

Tranh 4:

Increasing inflation rate

 

 

BÀI ĐỌC:

Kinh tế Việt Nam thích ứng hiệu quả sau COVID

Giữa tình hình không lạc quan của bức tranh kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam tiếp tục ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng.

1. Bóng mây u ám bao trùm kinh tế toàn cầu

Nền kinh tế thế giới đang chìm trong u ám với nhiều thách thức: kinh tế thu hẹp, đầu tư thương mại giảm sút, và dấu hiệu suy thoái rõ rệt. Việc này đã và đang tác động tiêu cực tới hoạt động đầu tư, cũng như khả năng tăng trưởng, kể cả tại các quốc gia lớn trên thế giới.

Theo Quĩ tiền tệ quốc tế IMF, kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những khó khăn bậc nhất kể từ thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đại dịch COVID-19, chiến tranh, và lạm phát đang tác động nặng nề, khiến các nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng lao đao. Giá năng lượng tăng vọt, đặc biệt là sau cuộc chiến Nga – Ukraine, ảnh hưởng nặng nề đến các đối tượng dễ bị tổn thương. Theo tổ chức này, các thị trường mới nổi và các quốc gia đang phát triển sẽ khó có thể phục hồi trong thời gian sắp tới.

Tại Mỹ, lạm phát đang tăng cao, bất chấp những nỗ lực của FED. Việc này cũng chưa có dấu hiệu sẽ suy giảm, khiến người dân phải chi tiêu với tinh thần “thắt lưng buộc bụng”.

2. Kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững

Trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và biến động, kinh tế Việt Nam vẫn giữ đà tăng trưởng ổn định trong 2 năm đại dịch COVID-19 và tiếp tục ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng. Chính phủ đã kiểm soát hiệu quả giá năng lượng và lạm phát, biến Việt Nam thành điểm sáng thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Việt Nam đã chủ động sớm mở cửa trở lại, cũng như nới lỏng các quy định về di chuyển. Điều này đã giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ, vốn là hai ngành giúp thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ. Nhờ đó, trong quý 2/2022, FDI của Việt Nam đã đạt tới 15,4 tỷ USD, với Singapore dẫn đầu trong lượng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Chính phủ cũng kịp thời tung ra các gói hỗ trợ doanh nghiệp nhằm duy trì và phát triển sản xuất, lấy ngành này làm động lực tăng trưởng cho toàn xã hội. Các công ty Việt Nam tiếp tục cung cấp tới các thị trường châu Âu và Mỹ các sản phẩm hàng hoá chất lượng, với giá cả cạnh tranh, từ đó có được lòng tin khách hàng, góp tăng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Các chuyên gia kinh tế đánh giá và dự báo trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ dẫn đầu khu vực Asean trong lĩnh vực xuất khẩu toàn thế giới.

3. Tiếp tục phát triển trong tương lai

Việt Nam tiếp tục được coi là miền đất hứa của khu vực châu Á, nơi có nguồn lực lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao, công nhân chuyên cần, trách nhiệm. Hoạt động kinh doanh và thương mại cũng đang dần trở nên cởi mở hơn, khi chính phủ đã và đang xóa bỏ các rào cản, hấp dẫn các nhà đầu tư, ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao, đảm bảo các yêu cầu về môi trường…

Với độ mở xếp thứ 5/35 thị trường châu Á, Việt Nam cũng đang dần nổi lên như một trung tâm sản xuất ở Đông và Đông Nam Á, được hỗ trợ bởi các chính sách tự do hóa kinh tế của Chính phủ và sự hội nhập ngày càng sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua các Hiệp định thương mại. Chính phủ giữ ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, làm thông thoáng pháp lý để thu hút ngày càng nhiều dòng vốn đầu tư từ nước ngoài.

Việt Nam đang “vượt bão COVID” theo cách riêng và đạt được những thành công đáng nể. Với những tiềm năng và chính sách phù hợp, Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới đầy biến động.

 

B. Bài tập

Bài tập 1: Ôn từ vựng:

Bài tập 2: Đúng/Sai/Không có thông tin

Bài tập 3: Trắc nghiệm:

Bài tập 4: Điền từ đúng:

 

C. Tổng kết

Thảo luận các câu hỏi sau:

  1. Nền kinh tế thế giới đang đối diện với những thách thức nào?

  2. Theo bạn, thách thức nào là nghiêm trọng nhất với kinh tế thế giới?

  3. Việt Nam đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Việc này có lợi gì cho người dân Việt Nam?

  4. Chính phủ đã làm tốt những điều gì trong thời gian qua?

  5. Theo bạn, Việt Nam nên làm gì để có thể duy trì và phát triển hơn nền kinh tế?

 

License

Icon for the Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License

2.2. Reading: Kinh tế Việt Nam sau Covid Copyright © 2004 by Tung Hoang is licensed under a Creative Commons Attribution-NonCommercial 4.0 International License, except where otherwise noted.

Share This Book